Hướng Dẫn Cách Băng Cựa Sắt Cho Gà Tăng Sát Thương Chiến Đấu

cách băng cựa sắt

Trong bộ môn đá gà cựa sắt thì ngoài kỹ năng của những chiến kê thì 1 trong những yếu tố quan trọng để quyết định đến khả năng thắng thua của gà chính là những chiếc cựa sắt. Và tất nhiên, gà nào được trang bị cựa tốt và sư kê biết cách băng cựa sắt thì cơ hội thắng sẽ rõ rệt hơn rất nhiều. Và bài viết này SV88 sẽ hướng dẫn anh em cách băng cựa chuẩn nhất để tăng sát thương cho gà.

Những loại cựa được dùng phổ biến nhất

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về cách băng cựa sắt thì các sư kê sẽ cần phải nắm được những loại cựa phổ biến và được phép sử dụng trong đá gà. Theo đó, tại tất cả các trường gà đang cung cấp loại hình đá gà cựa sắt về cơ bản đều đang áp dụng và quy định rõ ràng về những loại cựa được phép sử dụng thi đấu.

Những loại cựa được dùng phổ biến nhất
Những loại cựa được dùng phổ biến nhất

Theo đó, những loại cựa sắt được phép sử dụng bao gồm:

Cựa dao

Cựa dao là loại cựa phổ biến nhất trong bộ môn đá gà cựa sắt hiện nay. Về cơ bản, loại cựa này được rèn theo thiết kế của 1 con dao 2 lưỡi, trong đó lưỡi trong sắc hơn. Thông thường, loại cựa này chỉ được gắn 1 bên chân chứ không gắn cả 2 chân như những loại cựa khác.

Với loại cựa dao này, sát thương gây ra chủ yếu đến từ những vết chém. Nhẹ thì rách da, rách thịt, nặng như chém vào cổ thì đối thủ xác định là “còn cái nịt” liền, ngay và lập tức. Vì vậy, nếu biết cách băng cựa sắt chuẩn bằng loại cựa dao này, các sư kê có thể tối ưu được sát thương cho các chiến kê của mình.

Cựa tròn

Bên cạnh cựa dao thì cựa tròn cũng là loại cựa phổ biến và được cho phép sử dụng trong các trận đá gà cựa sắt. Tuy nhiên, loại cựa này sẽ có đôi chút khác biệt. Cụ thể, cựa tròn hay cựa kim là loại cựa được thiết kế theo dạng cây đinh, cây kim vót cong và nhọn đến mũi, không có lưỡi nên sát thương không đến từ những vết chém, thay vào đó là sát thương dạng đâm.

Với cách băng cựa sắt này, gà sẽ được trang bị cựa ở cả 2 chân. Với sát thương dạng đâm, những con gà không may dính đòn có thể bị thủng nội tạng với những vết đâm nhỏ nhưng có tính chí mạng cao và thường để lại di chứng về sau.

Cựa tròn
Cựa tròn

Hướng dẫn cách băng cựa sắt đơn giản nhưng hiệu quả

Theo quy định của các trường gà thì chỉ có 2 loại cựa trên được phép sử dụng để gắn cho gà thi đấu. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ là các sư kê không dùng chung 1 loại gà, có anh thích chơi gà chọi, có chú thích dùng gà tre và có cả người chỉ dùng gà đòn.

Mà như đã biết thì mỗi loại gà sẽ có 1 đặc tính, đặc điểm khác nhau như con chân to, con chân dài,… Vì vậy, anh em cần phải biết gà của mình thuộc giống gì, đặc điểm như thế nào thì mới có cách băng cựa sắt hợp lý được. Theo đó, cách băng cựa cho từng giống gà sẽ diễn ra như sau:

Cách băng cựa sắt cho gà chọi

Thông thường, giống gà chọi thường có cựa nguyên bản tương đối to và dài nên việc gắn thêm cựa sắt cho chúng sẽ tương đối khó. Bởi nếu để nguyên cựa gốc thì sẽ khó gắn cựa tắt nhưng nếu cắt bỏ thì sẽ gây ảnh hưởng đến gà.

Vì vậy, nếu anh em đang muốn chơi dòng gà này mà vẫn muốn gắn thêm cựa sắt thì nên chuẩn bị từ sớm, nghĩa là khi gà còn nhỏ, anh em sẽ cắt bỏ cựa gốc ngay khi chúng có dấu hiệu nhú lên. Việc cắt bỏ cựa gà từ sớm thì vết thương sẽ dễ xử lý hơn, nếu cắt lúc lớn thì sẽ phải mất thời gian cho gà bình phục.

Với cách băng cựa sắt cho gà chọi, anh em sẽ ướm cựa sắt vào chỗ cựa gốc đã cắt bỏ rồi dùng vải quấn lại cho đến khi lay nhẹ không còn cảm giác rung nữa là được. Sau đó kết hợp dùng thêm băng dính nước hoặc băng dính y tế để cố định vùng vừa băng bằng vải.

Hướng dẫn cách băng cựa sắt đơn giản nhưng hiệu quả
Hướng dẫn cách băng cựa sắt đơn giản nhưng hiệu quả

Cách băng cựa sắt cho gà tre, gà lai

Để băng cựa cho 2 dòng gà này, các sư kê cần phải chuẩn bị 1 số vật liệu như 1 cặp cựa chuẩn size gà, vải, băng dính và 1 vài đầu lọc thuốc. Sau khi có đầy đủ vật liệu, anh em sẽ thực hiện theo các bước sau:

  • Ôm gà trong lòng trong và úp và vào mạn sườn sao cho đầu gà quay về phía sau người mình. 1 tay kéo thẳng chân gà ra đằng trước, việc này giúp cho sợi gân ở chân gà được lộ ra, không bị bó khi băng.
  • Dùng đoạn gân này làm gốc rồi đặt cựa sắt đã chuẩn bị vào đó sao cho song song với sợi gân.
  • Dùng vải cuốn theo nguyên tắc 4 vòng trên 2 vòng dưới. Cuốn cho đến khi cảm thấy cựa không còn bị lung lay nữa là được. Tuy nhiên không nên cuốn quá nhiều hoặc quá chắc tay vì có thể gây tụ máu ở chân gà.
  • Sau khi cuốn xong thì thả cho gà đi thong dong 1 lúc cho quen. Đến đây thì anh em đã hoàn thành cách băng cựa sắt cho dòng gà này.

Kết luận

Và bài viết trên đây SV88 đã hướng dẫn xong cho anh em cách băng cựa sắt cho 2 dòng gà phổ biến nhất hiện nay. Việc băng cựa đúng cách sẽ giúp gà của sư kê gia tăng sát thương đáng kể cũng như cải thiện được cơ hội chiến thắng cho gà và cho mình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho anh em sư kê trong quá trình băng cựa sắt cho gà.